Điều này làm cho tốc độ làm tươi có thể giảm xuống 10Hz hoặc thấp hơn trong khi có khả năng tăng lên 120Hz, dựa trên thao tác ngón tay của người dùng. Cho đến nay, công nghệ này dường như chỉ được Apple áp dụng khi hầu hết các thiết bị Android, bao gồm cả Samsung chỉ chuyển đổi giữa 60Hz và 120Hz (hoặc 90Hz) tùy thuộc vào ứng dụng đang được sử dụng.
Do đó, màn hình 120Hz trên iPhone 13 Pro/iPhone 13 Pro Max sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn. Điều này đã thực sự được chứng minh là đúng khi iPhone 13 Pro Max cho thời gian sử dụng màn hình hơn 12 giờ, kết quả gần như tốt nhất nếu so sánh với các smartphone khác có màn hình 120Hz. Tất nhiên, tốc độ làm mới động không phải là yếu tố đóng góp duy nhất ở đây vì thời lượng pin của các mẫu iPhone mới còn nhờ sự tối ưu hóa tốt của hệ điều hành iOS.
Hàm ý của điều này là mặc dù Apple đã tham gia “bữa tiệc” tốc độ làm mới cao khá muộn, nhưng màn hình “ProMotion” của họ đã được tối ưu hóa khá tốt. Tuy nhiên, việc triển khai 120Hz từ “Táo khuyết” vẫn tồn tại một số khuyết điểm.
Cụ thể, màn hình dòng iPhone 13 Pro chỉ tự động thay đổi tần số quét khi người dùng sử dụng các ứng dụng hệ thống. Trong khi các ứng dụng bên thứ 3 cần được các nhà phát triển cập nhật theo cách thủ công với việc chèn một dòng mã để kích hoạt 120Hz. Do đó, hy vọng Apple sẽ sớm tung ra một bản cập nhật phần mềm trong tương lai để khắc phục điều này để mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.