Theo PhoneArena cho biết, lý do đầu tiên là iPhone được tích hợp một ứng dụng công nghệ Sensor Shift Stabilization (chống rung cảm biến) mới. Công nghệ mới này có khá nhiều khác biệt so với công nghệ Optical Image Stabilization (chống rung quang học) mà chúng ta thường thấy trên những chiếc smartphone ngày nay.
Công nghệ OIS truyền thống sử dụng module chống rung từ tính để điều chỉnh ống kính của camera, làm giảm tình trạng rung lắc khi chụp ảnh hoặc quay video. Còn công nghệ Sensor Shift Stabilization sẽ điều chỉnh cả cảm biến camera, về lý thuyết sẽ đem lại khả năng chống rung tốt hơn. Tác dụng phụ là module camera sẽ lớn hơn.
Tuy nhiên, công nghệ này sẽ có nhược điểm là phải trang bị ống kính lớn hơn. Trên iPhone 12, các thành phần linh kiện đã được đặt rất sát nhau và gần như không còn khoảng trống. Vì thế, khi một thành phần linh kiện bất kỳ tăng kích thước, Apple sẽ buộc phải thay đổi thiết kế của sản phẩm.
Điều này lý giải cho nguyên nhân vì sao hai ống kính của iPhone 13 được đặt theo đường chéo, thay vì thẳng hàng như trên thế hệ iPhone 12.
Một lời giải khác cũng tương đối hợp lý cho sự thay đổi thiết kế camera trên iPhone 13 là kích thước viên pin được trang bị theo máy. Để làm điều đó, Apple buộc phải thay đổi thiết kế của cụm camera để có thêm không gian cho một viên pin lớn hơn.